Cách đấu rơ-le nhiệt 3 pha chuẩn thợ

Để tránh tình trạng quá tải trong các thiết bị điện, chúng ta thường dùng rơ le nhiệt. Rơ-le nhiệt được xem là công cụ đắc lực để đảm bảo các thiết bị điện được hoạt động ổn định. Hôm nay hãy cùng truongphucable tìm hiểu rơ le nhiệt là gì và cách đấu rơ le nhiệt 3 pha đơn giản tại nhà.

Rơ le nhiệt là gì

Rơ le nhiệt còn có tên gọi khác là relay nhiệt. Là thiết bị khi dòng điện có dấu hiệu quá tải có thể tự động đóng hoặc ngắt mạch. Dựa trên sự giãn nở của các thanh kim loại khi bị đốt nóng khiến cho nó hoạt động

1. Cấu tạo và nguyên lý của rơ le nhiệt

Là một thiết bị điện có chức năng tự động đóng ngắt  tiếp điểm dưới sự tác động của nhiệt khiến cho các tấm kim loại giãn nở. Rơ le nhiệt được ứng dụng trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp. Nhằm bảo vệ sự cố quá tải. Có cấu tạo không quá phức tạp và cách sử dụng đơn giản.

Cấu tạo của 1 rơ le nhiệt bao gồm các bộ phận gồm có: Đòn bẩy, tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở. Vít chỉnh dòng điện tác động, thanh lưỡng kim, dây đốt nóng, cần gạt và nút phục hồi. Trong công nghiệp, rơ le nhiệt thường được lắp đặt chung với khởi động từ (Contactor).

Nguyên lý rơ le nhiệt

Hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi dòng điện quá tải sẽ tạo ra một nhiệt lượng rất lớn. Làm cho tấm kim loại của rơ le bị đốt nóng dẫn tới hiện tượng bị giãn nở.

Phiến kim loại kép đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thành phần cấu tạo rơ le nhiệt. Phiến kim loại kép này được ghép từ hai thanh kim loại có chỉ số giãn ở khác nhau giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn.

Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

Đối với thanh kim loại một sẽ có hệ số giãn nở ít hơn, thường sẽ dùng invar (gồm 36% Ni + 64% Fe). Thanh kim loại thứ hai được làm từ đồng thau hay thép crom – niken. Bởi chúng có chỉ số giãn nở lớn hơn khoảng 20 lần so với invar.

Khi dòng điện thay đổi đột ngột, sẽ tác động lên thanh thép kép đó. Khiến nó uốn theo chiều thanh kim loại có hệ số giãn nở thấp hơn. Lúc này có thể dùng trực tiếp cho dòng điện hoặc dây trở bao quanh. Độ uốn cong ít hay nhiều còn phụ thuộc vào độ dài, độ dày mỏng của thanh kim loại.

2/ Rơ le nhiệt có tác dụng gì

Rơ le nhiệt là thiết bị gắn cùng với khởi động từ. Tác dụng của rơ le nhiệt là bảo vệ các thiết bị điện khi dòng điện quá tải, tăng lên đột ngột. Máy móc và các thiết bị hoạt động bền bỉ và ổn định hơn Nhờ có rơ le nhiệt. Giúp giảm nguy cơ hư hỏng trong quá trình sử dụng điện.

  • Rơ le nhiệt giúp chuyển mạch nhiều dòng điện hay điện áp sang các tải khác nhau và sử dụng một tín hiệu điều khiển.
  • Giúp các mạch điều khiển cách ly khỏi mạch tải hoặc mạch được cấp điện AC khỏi mạch được cấp điện DC.
  • Đảm bảo độ an toàn, giám sát toàn bộ các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc
  • Cung cấp các chức năng logic đơn giản như ‘AND,’ ‘NOT,’ hay ‘OR’ cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn.

Trong lĩnh vực điện gia đình, rơ le nhiệt được ứng dụng cho nhiều máy móc và thiết bị dùng trong dân dụng, chẳng hạn rơ le nhiệt cho máy bơm, máy điều hòa, lò nướng,…

3/ Hình ảnh rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt sẽ liên kết với các thiết bị điện khác. Khiến cho hoạt động ổn định và hạn chế tình trạng chập mạch hay quá tải do dòng điện gây ra. Giúp cho năng suất làm việc tốt hơn tránh được tình trạng cháy nổ. Chính bởi vậy mà rơ le nhiệt ngày càng được ưa chuộng và được ứng dụng nhiều hơn. Sau đây là một số hình ảnh các hãng rơ le nhiệt được sử dụng nhiều hiện nay.

Các loại rơ le nhiệt

Hiện nay, người ta thường sử dụng dựa theo 3 tiêu chí để phân loại rơ le:

  • Dựa theo kết cấu: Rơ le nhiệt kiểu hở và rơ le kiểu kín.
  • Theo phương thức đốt nóng: Rơ le nhiệt đốt nóng trực tiếp, rơ le nhiệt đốt nóng gián tiếp và đốt nóng hỗn hợp.
  • Dưa vào yêu cầu sử dụng: Rơ le nhiệt 1 cực và rơ le nhiệt 2 cực.

1/ Rơ le nhiệt 1 pha

Rơ le nhiệt 1 pha là loại sử dụng cho dòng điện có động cơ 1 pha (220V). Thông thường thì rơ le điện 1 pha sẽ là được sử dụng ở lưới điện gia dụng. Rơ le nhiệt 1 pha sẽ giúp giám sát quá áp và thấp áp điện 1 pha.

  • Nguồn cấp rơ le: 24 VDC, 24 VAC, 100 đến 115 VAC, 200 đến 230 VAC
  • Dải bảo vệ rơ le: 10% đến 100% giá trị tối đa của dải cài đặt
  • Dải thời gian trễ bảo vệ rơ le: 0,1 – 30 s
  • Dải thời gian khởi động của thiết bị : 1 – 5 s
  • Rơ le Đạt tiêu chuẩn UL/CSA và dấu CE.
  • Vỏ bọc làm bằng nhựa tổng hợp, nhiệt độ làm việc -20 – 600C

2/ Rơ le nhiệt 3 pha

Rơ le nhiêt 3 pha được sử dụng để bảo vệ quá tải dòng cho động cơ điện 3 pha công suất từ 3Kw, 4Kw , 4.5Kw. Nhằm đảm bảo quá trình vận hành của động cơ điện không xảy ra hiện tượng quá tải, quá dòng. Khi có sự cố chúng có nhiệm vụ tách nguồn điện động lực ra khỏi thiết bị động cơ điện. Tránh được trường hợp gây hử hỏng cho thiết bị động cơ.

Trong quá trình làm việc của rơ le nhiêt 3 pha. Bạn cần lưu ý đặc biệt tới việc chọn lựa thiết bị sản phẩm phù hợp với công suất tính toán của tải tiêu thụ động cơ điện

Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha và 1 pha đơn giản

Như đã biết rơ le nhiệt giúp bảo vệ các thiết bị, động cơ khỏi tình trạng quá tải, cháy nổ. Sau đây là hướng dẫn cách đấu rơ le nhiệt đơn giản tại nhà cho bạn tham khảo.

1/ Sơ đồ rơ le nhiệt

Sơ đồ rơ-le nhiệt

Trong đó:

  • Vị trí đòn bẩy
  • Vị trí tiếp điểm thường đóng (NC)
  • Vị trí tiếp điểm thường mở (NO)
  • Vị trí Vít chỉnh dòng điện tác động
  • Vị trí thanh lưỡng kim
  • Vị trí dây đốt nóng
  • Vị trí cần gạt
  • Vị trí nút phục hồi (Reset)

2/ Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha và 1 pha

 Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha

Với mạng điện công nghiệp 3 pha. Công suất chạy sẽ là rất lớn nên hiện tượng mất pha, thấp áphay quá áp,… Sẽ xảy ra thường xuyên và sau đó có thể dẫn theo hư hại nhiều máy móc hoặc giảm tuổi thọ của thiết bị. Bởi vậy việc sử dụng rơ le nhiệt là điều hết sức cần thiết

Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha thường được chia ra 2 dòng: bảo vệ theo nguyên lý điện áp và bảo vệ theo nguyên lý dòng. Nhưng về cách đấu lắp thường sẽ giống nhau như sau:

Cách đấu rơ-le nhiệt 3 pha

Trong đó:

  • MC bên tay trái có nghĩa là 3 tiếp điểm động lực của khởi động từ
  • MC bên tay phải được biết là tiếp điểm A1-A2 của cuộn hút (cuộn coil) của khởi động từ
  • Vị trí R, S, T sẽ được đấu vào 3 pha
  • Load có nghĩa  là tải (thiết bị sử dụng)

Ở phần điều khiển sẽ xài tiếp điểm thường đóng đó là điểm 98, 95 được nối như trong hình. Khi rơ le phát hiện mất pha thì sẽ chuyển thành thường hở ngắt cuộn hút của khởi động từ ra và ba tiếp điểm thường hở của khởi động từ sẽ ngắt tải ra để tránh hư hại.

Cách đấu rơ-le nhiệt 1 pha

Có nhiều người thắc mắc các động cơ 1 pha có cần sử dụng rơ-le nhiệt. Câu trả lời là  bạn có thể không cần dùng cũng được. Tuy nhiên để bảo vệ các thiết bị điện tốt hơn, chống cháy động cơ khi bị quá tải. Thì cách tốt nhất là nên sử dụng rơ le nhiệt.

Rơ le nhiệt là một thiết bị bảo vệ từ nhiệt thông qua các thanh lưỡng kim. Nhưng thường thì rơ le nhiệt được thiết kế với 3 cực độc lập (3 thanh lưỡng kim) cho 3 pha. Nhưng khi bạn muốn sử dụng cho điện 1 pha (2 dây) mà chỉ có 2 cực thì sẽ phải đấu như thế nào để đảm bảo an toàn cho động cơ

Rất đơn giản các bạn chỉ cần đấu theo 1 trong 2 sơ đồ sau. Với sơ đồ này bạn hoàn toàn có thể sử dụng rơ le nhiệt cho các mạch điện dùng trong dòng điện 1 pha.

Sơ đồ đấu rơ-le nhiệt 3 pha thành 1 pha

Để đảm bảo an toàn và đúng chuyên môn chúng tôi khuyên bạn nên nhờ đến các thợ sửa điện nước tại nhà lắp đặt giúp bạn. Vì nếu thực sự không am hiểu về điện và lắp đặt sai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để khi đi vào sử dụng sẽ không khiến cho các thiết bị, động cơ gặp vấn đề. Cũng như không khiến cho chúng ta gặp rắc rối khi đưa vào sử dụng.

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ:

Bài Liên Quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *