Dây dẫn điện là một trong những thiết bị rất quan trọng trong hệ thống điện. Nó giúp chuyền tải điện năng đến cho các thiết bị điện trong nhà, khu công nghiệp,… Thế nhưng nhiều người ngay cả thợ sửa chữa cũng chưa biết đến cấu tạo của dây dẫn điện là gì? Công dụng của nó ra sao? Và hiện nay có các loại dây dẫn điện nào?
Chính vì vậy cho nên truongphucable muốn giải đáp hết các thắc mắc này cho các bạn. Để chúng ta có thể hiểu được rõ hơn về dây dẫn điện và cách sửa nó trong một số trường hợp.
Dây dẫn điện là gì?
Theo như trong vật lý và kỹ thuật điện thì dây dẫn điện là một vật hoặc là loại vật liệu cho dòng điện có thể di chuyển qua theo một hoặc nhiều hướng khác nhau. Ví dụ như một sợi dây dẫn điện nó có thể dẫn điện dọc theo chiều dài của nó.
Trong các kim loại như đồng hoặc nhôm. Thì các hạt tích điện sẽ chuyển động là các điện tử. Khi này thì điện tích dương của nó cũng có thể di chuyển. Và chẳng hạn như các điện catio của một pin hoặc các proton sẽ được di chuyển của dây dẫn proton của một tế bào nhiên liệu.
Chất cách điện thì sẽ là vật liệu mà chúng không dẫn điện với ít điện cực di chuyển. Mà có chỉ có thể hỗ trợ các dòng điện nhưng nó không đáng kể.
Cấu tạo và công dụng của dây dẫn điện
Dây dẫn điện được sử dụng vô cùng nhiều trong các gia đình, khu công nghiệp hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ được hết cấu tạo của dây dẫn điện. Và một số đặc điểm của dây dẫn điện để có thể sửa chữa một cách nhanh chóng khi cần.
Cấu tạo của dây dẫn điện
Cấu tạo của dây dẫn điện bao gồm 3 phần: Lõi dây dẫn điện, chất cách điện, vỏ dây dẫn điện.
+ Lõi dây dẫn điện: Đây là thành phần chính và được làm bằng kim loại mềm. Rất dễ có thể uốn dẻo cụ thể đây chính là nhôm hoặc có thể là đồng nguyên chất chiểm tỷ lệ là 99,99%. Đây là một trong những thành phần chính của sợi dây diện.
Nó nằm cùng của sợi dây dẫn điện và có chức năng giúp truyền tải dòng điện tới các thiết bị tiêu thụ điện năng. Thông thường thì các lõi dây dẫn bằng đồng thường sẽ được mạ một lớp mỏng ở ngoài cùng có chức năng để cách điện và cách nhiệt.
+ Chất cách điện: Chất này thường là nhựa dẻo PVC hoặc có thể là PE và cuối cùng cí thể là nhựa XLPE. Thông thường thì dây dẫn điện dân dụng có chất cách điện được sử dụng sẽ là nhựa PVC. Bởi nhựa này có đặc tính rất tốt, mềm dẻo. Có để cách điện và chập cháy khá tốt. Chính vì vậy cho nên nó được làm vật liệu giúp cách điện sử dụng nhiều.
+ Vỏ dây điện: Đây là lớp mà có chức năng giúp bảo vệ lõi dây bên trong. Trên lớp vỏ này còn sẽ ghi thông tin của lõi dây, thông tin của nhà sản xuấ thời gian sản xuất, loại dây, kích thước đường kính của dây.
Như vây là chúng ta đã có thể nắm rõ được cấu tạo của dây dẫn điện. Nó đóng góp một phần rất quan trọng trong việc sửa chữa điện.
Cấu tạo của dây dẫn điện
Công dụng của dây dẫn điện
Công dụng của dây dẫn điện nắm một phần vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng của chúng ta. Chúng có nhiệm vụ là truyền tải điện năng. Và nó được ví như là một huyết mạch của một hệ thống điện. Nó có vai trò giúp truyền tải điện năng từ các trạm biến áp đến từng phụ tải.
Và nó giúp cho việc đảm bảo và cung cấp năng lượng liên tục cho quá trình hoạt động của các thiết bị điện dân dụng. Và nếu như dây dẫn càng dài thì điện năng hao hụt sẽ càng nhiêu. Và đây cũng chính là hiện tượng sụt áp.
Nó đóng vai trò trong điện dân dụng cũng như điện công nghiệp như vậy. Cho nên chúng ta cần thường xuyên chú ý và kiểm tra đường dây. Tránh để chúng bị hở hoặc đứt có thể nguy hiểm đến tính mạng. Và một trong những vấn đề thường gặp phải ở dây dẫn.
>>>Bài viết được tham khảo từ: suachuadiennuocgiare.com