Việc lựa chọn dây dẫn điện với công suất phù hợp cho ngôi nhà không chỉ đảm bảo truyền tải tốt nhất điện năng mà còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho công trình. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin bổ ích nhé!
1. Các nguồn điện thường được sử dụng cho nhà ở
– Nguồn điện 1 pha 2 dây (thông dụng nhất):
Nguồn 1 pha 2 dây gồm có 1 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây nguội). Đây là nguồn điện cho nhà ở thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay.
– Nguồn điện 1 pha 3 dây:
Nguồn điện 1 pha 3 dây gồm có 1 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất (còn được gọi là 1 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này bắt đầu áp dụng ở các tòa nhà cao tầng, biệt thự, building, khách sạn, các nơi có sử dụng các máy móc thiết bị quan trọng hoặc các nhà ở cao cấp hơn.
– Nguồn điện 3 pha 4 dây (ít gặp):
Nguồn điện 3 pha 4 dây gồm có 3 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3 pha.
– Nguồn điện 3 pha 5 dây (rất ít gặp):
Nguồn điện 3 pha 5 dây gồm có 3 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất bảo vệ (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này rất ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3 pha và có yêu cầu thêm về dây bảo vệ.
2. Một số cách đi dây thông dụng và loại dây tương ứng
– Đi dây nối
Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi.
– Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn
Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa (ống trơn khi đi thẳng, ống ruột gà khi chuyển hướng) đặt âm trong tường, trần hoặc sàn nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây điện như VC, CV, CVV là thích hợp cho cách đi dây âm.
– Đi dây ngầm
Đối với các công trình ngoại vi, không dính liền với nhà, dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép chịu lực, không thấm nước và chôn ngầm dưới đất ở độ sâu khoảng 0,7 mét. Các loại cáp có áo giáp thép hoặc được bọc kim loại thì có thể chôn trực tiếp trong đất mà không cần luồn trong ống. Cần thiết phải chọn các loại dây/ cáp có khả năng chống thấm nước, chống côn trùng cho đường dây đi ngầm.
3. Mách bạn cách chọn dây dẫn điện, cáp điện, theo kinh nghiệm
Để lựa chọn dây, cáp điện sao cho chính xác và phù hợp nhất với ngôi nhà của mình, bạn phải có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định về những bước sau đây:
Xác định nguồn điện sẽ dùng: Để biết được nguồn điện mình nên dùng trong tương lai sắp tới, người dùng buộc phải dựa trên thiết bị điện trong nhà mà họ sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3 pha, đồng thời cũng phải dựa vào nguồn cung cấp của điện lực tại nơi mình ở có những loại nguồn điện nào. Hiện nay, phần lớn nguồn điện dùng cho hộ gia đình ở Việt Nam là nguồn 1 pha 2 dây.
Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện: Các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà ở là những thiết bị tiêu tốn năng lượng điện như: đèn, quạt, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước…
Trên các thiết bị tiêu thụ điện, đều có ghi trị số công suất, có đơn vị là W (Woat) hoặc kW (Kilô-Woat) hoặc HP (Horse Power- Mã Lực). Một cách gần đúng, có thể xem tất cả các trị số công suất ghi trên các thiết bị là công suất tiêu thụ điện. Vì vậy, tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là tổng của tất cả trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà.
Khi gặp các đơn vị công suất khác nhau thì quy đổi sang cùng một đơn vị như sau:
- 1kW = 1.000W
- 1HP = 750W
Công suất nêu trong bảng phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện dây tải
4. Lựa chọn dây dẫn điện cho từng phần của nhà ở
Tùy theo công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau cho từng phần nhà ở của mình.
Dây ngoài trời:
Đây là phần dây được nối từ trụ điện bên ngoài đến đầu nhà của bạn. Đoạn dây này được dùng để dẫn nguồn điện địa phương đến người tiêu dùng trong khu vực, chúng thường sẽ là những đoạn dây ngoài trời. Chúng ta không cần thiết phải để tâm đền loại dây dẫn điện này, vì đây là những đoạn dây được điện lực địa phương cung cấp.
Đoạn cáp điện kế:
Đây là đoạn ngắn hơn nối từ điểm cuối của dây ngoài trời đến điện kế trong nhà người dân. Đoạn dây này thường được thấy một nửa chạy theo tường và một nửa trong nhà. Như trên, chúng ta thường không quyết định được đoạn dây này.
Dây dẫn chính:
Đây sẽ là đoạn dây dẫn điện tiếp tục dẫn từ đồng hồ điện đến những tủ điện trong các khu vực chính trong nhà (tầng 1, tầng 2, tầng 3,…). Ta có các bước sau để tính công suất:
Bước 1: Tổng công suất các thiết bị điện dùng đồng thời trong gia đình ví dụ P = 5 kW.
Bước 2: Áp dụng công thức tính dòng điện: I=P/U -> I= 5*1000/220 = 22.72 A.
Bước 3: Áp dụng công thức tính tiết diện: S=I/J -> S=22.72/6 = 3.78 mm².
Bước 4: Trên thị trường có các loại dây cỡ 4mm² và 6mm². Ta chọn lớn hơn 1 cấp là 6 mm².
5. Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện
Dây nhánh là phần dây dẫn đến các ổ điện vá các thiết bị tiêu thụ điện như đèn, tủ lạnh, tivi,….
– Công tắc điện, ổ cắm hay những thiết bị công suất yếu dưới 1kW chúng ta nên dùng đồng loại dây súp mềm, tiết diện 2 x 1,5 mm².
– Các thiết bị công suất lớn hơn 1 chút, khoảng từ 1kW đến 2kW, chúng ta nên dùng loại cáp PVC 2 lớp cách điện, tiết diện 2 x 2,5 mm² để đảm bảo an toàn.
– Còn lại, những thiết bị công suất lớn hơn 2kW thì phải tùy theo công suất mà tính tiết diện như các công thức trên.
Bài viết có sử dụng một số nguồn tài liệu trên Internet